Ở bài trước chúng tôi đã chia sẻ cách sao lưu dữ liệu WordPress thủ công rồi, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách khôi phục dữ liệu website WordPress bằng thủ công. Để phòng khi website gặp sự cố chuyển host, đổi tên miền hay tin tắc tấn công có thể phục hồi dữ liệu một cách nhanh chóng.
Mời các bạn cùng Thiết Kế Web Online tham khảo nhé!
Nội dung chính:
Nên chuẩn bị gì khi muốn phục hồi dữ liệu website?
Để phục hồi được dữ liệu của một website WordPress hoàn chỉnh nhất, bạn cần có:
- Một file nén chứa mã nguồn của website.
- Một file .sql chứa database của website.
Ngoài ra, khi phục hồi bạn nên tạo một database mới hoàn toàn và thư mục cần khôi phục tập tin trên host cũng phải được trống hoàn toàn.
Cách phục hồi dữ liệu WordPress thủ công
Bước 1. Phục hồi mã nguồn
Để phục hồi mã nguồn thì dễ hơn, đó bạn là hãy upload file nén chứa mã nguồn của website lên host thông qua tính năng File Manager.
Sau khi upload xong, hãy chọn file nén và ấn Extract.
Giải nén xong bạn đã có các thư mục và tập tin mã nguồn của website trên host rồi.
Ok, bây giờ bạn hãy mở tập tin wp-config.php ra và sửa các đoạn sau đây thành thông tin database mới của bạn rồi lưu lại.
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
|
/** The name of the database for WordPress */
define(‘DB_NAME’, ‘TÊN-DATABASE’);
/** MySQL database username */
define(‘DB_USER’, ‘USERNAME-DATABASE’);
/** MySQL database password */
define(‘DB_PASSWORD’, ‘MẬT-KHẨU-DATABASE’);
/** MySQL hostname */
define(‘DB_HOST’, ‘localhost’);
|
Bước 2. Khôi phục database
Để khôi phục database, bạn hãy truy cập vào phpMyAdmin trên host.
Truy cập công cụ PhpMyAdmin
Và chọn database cần khôi phục.
Và chọn Import trên thanh công cụ.
Rồi upload tập tin .sql chứa database của website bạn lên và ấn Go, các thiết lập khác giữ nguyên.
Nếu nó báo thành công thế này là được rồi.
Bây giờ hãy kiểm tra tiền tố của database xem có trùng với thiết lập trong file wp-config.php trên host không nhé. Tiền tố database là các ký tự trước dấu “_” của các bảng dữ liệu (table).
Và đây là đoạn thiết lập tiền tố database trong file wp-config.php, hai cái này phải trùng nhau thì website mới chạy được.
01
|
$table_prefix = ‘wp_’;
|
Bước 3. Cập nhật permalink
Sau khi khôi phục lại dữ liệu xong, bạn cần phải flush permalink trong website bằng cách vào Settings -> Permalinks và ấn nút Save Changes là được.
Đến đây là hoàn tất rồi, bạn hãy kiểm tra lại website của mình đã hoạt động lại bình thường chưa nhé!
Nguồn: Thạch Phạm